Viêm hạch lao ở cổ là bệnh thường gặp của lao ngoài phổi. Lao hạch tái phát thường xảy ra trên bệnh nhân HIV/AIDS. Vậy viêm hạch lao ở cổ nói riêng hay lao hạch nói chung có nguy hiểm không?
Mục lục
Lao hạch là dạng lao xuất hiện ở ngoài phổi, thường gặp ở trẻ em, người lớn cả nam giới lẫn phụ nữ. Lao hạch được chia làm 2 loại phụ thuộc vào vị trí của lao:
Tuy nhiên, lao hạch ngoại vi phổ biến hơn lao hạch nội tạng, đặc biệt là viêm hạch lao ở cổ do vi khuẩn lao xâm nhập vào vùng mũi, miệng, họng bị tổn thương và khu trú ở đó, gây lao hạch. Vì vậy, bài viết này tập trung chia sẻ về lao hạch ngoại vi.
Lao hạch ngoại vi có thể gây triệu chứng toàn thân hoặc không. Phần lớn bệnh nhân lao hạch có những triệu chứng sau:
Lao hạch ngoại vi thường xuất hiện ở cổ nhất, với vị trí hạch thường gặp là nằm dọc theo cơ ức đòn chũm, thượng đòn và dưới hàm. Viêm lao hạch ở cổ thường gặp bên phải nhiều hơn so với bên trái, chủ yếu là một bên, rất ít khi hạch viêm ở hai bên cổ.
Để phân biệt với hạch thông thường, có thể dựa vào đặc điểm về kích thước và tính chất của lao hạch như sau:
Vi khuẩn lao là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm lao hạch ở cổ
Viêm hạch lao ở cổ nói riêng và lao hạch nói chung có thể tiến triển qua 3 giai đoạn sau:
Theo dõi và nhận biết tiến triển bệnh lao là rất quan trọng, gợi ý và hỗ trợ chẩn đoán lao hạch.
Điều trị lao hạch nói chung và viêm hạch lao ở cổ đa phần là điều trị nội khoa với phác đồ và nguyên tắc điều trị như bệnh lao, phối hợp tối thiểu 3 loại thuốc chống lao, nếu ở giai đoạn tấn công có thể cần phối hợp đến 4 loại thuốc chống lao và ở giai đoạn duy trì phối hợp 2 loại thuốc lao.
Bệnh lao hạch tái phát, vì vậy thời gian điều trị nên duy trì trong khoảng 9 - 12 tháng. Ngoài ra, kết quả điều trị bệnh lao hạch có thể không nhanh bằng các thể lao khác do thuốc rất khó ngấm vào tổn thương hạch lao.
Lao hạch nên được điều trị khi hạch lao chưa bị vỡ mủ, khi đó, điều trị bằng cách chọc kim vào hạch để hút mủ và bơm thuốc vào. Khi hạch lao bị vỡ, cần nặn mủ trong hạch ra mỗi ngày, sau đó đắp gạc thuốc.
Ít khi điều trị lao hạch nói chung và viêm hạch lao ở cổ nói riêng bằng ngoại khoa, trừ các trường hợp sau:
Lưu ý, điều trị lao hạch bằng corticoid trong những trường hợp nhiều lao hạch để chống viêm, thu nhỏ kích thước hạch lao, hạn chế khả năng rò mủ, giảm áp xe, từ đó tránh phải điều trị bằng ngoại khoa.
Lao hạch tái phát nên cần duy trì sử dụng thuốc điều trị trong khoảng 9 - 12 tháng
Với đặc điểm triệu chứng, tiến triển bệnh cũng như phương pháp điều trị chia sẻ ở trên, lao hạch thực sự không nguy hiểm vì so với những thể lao khác, điều trị bệnh lao hạch nói chung và viêm hạch lao ở cổ có phần đơn giản hơn.
Trẻ em bị lao hạch khi được điều trị toàn thân kết hợp với việc giữ gìn vệ sinh sẽ khỏi bệnh. Tuy nhiên, cần lưu ý trong điều trị lao hạch ở trẻ là không nên cắt bỏ hạch lao quá sớm vì lúc này hạch lao đóng vai trò bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của trực khuẩn lao.
Lao hạch không lây giống như lao phổi. Bệnh lao hạch có thể được phòng ngừa bằng cách giữ gìn cơ thể không bị tổn thương ở vùng miệng họng và chú trọng nâng cao sức đề kháng mỗi ngày để tránh tình trạng viêm hạch kéo dài tạo điều kiện thuận lợi để trực khuẩn lao xâm nhập và gây lao hạch.
Viêm hạch lao ở cổ nói riêng và lao hạch nói chung không nguy hiểm vì so với các thể lao khác phương thức điều trị đơn giản hơn và bệnh có thể khỏi khi kết hợp điều trị toàn thân, nâng cao sức đề kháng và thể trạng, đồng thời sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý.
Hotline: 0939736608